Thập Tháp Di Đà Tự ngôi chùa cổ kính hơn 300 năm tại Bình Định

5/5 - (4 bình chọn)

Thập Tháp Di Đà Tự ngôi chùa cổ kính hơn 300 năm tại Bình Định

Thập Tháp Di Đà Tự được xem là ngôi chùa có tuổi đời lâu năm trên đất võ Bình Định. Được xây dựng từ những viên gạch đỗ nát phế tích của mười ngôi tháp Chăm cổ, nên người đời mới hay gọi là chùa Thập Tháp

 

Chùa Thập Tháp Vườn tháp tổ Chùa Thập Tháp

 

Chùa Thập Tháp tại Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà đã trải qua hơn 300 năm tồn tại, đây là công trình kiến trúc Phật giáo có quy mô hoành tráng, là bộ sử bằng di tích thể hiện quá trình phát triển của Phật giáo Đàng Trong. Nơi đây cũng là ngôi tổ đình của phái Lâm Tế.

Chùa Thập Tháp luôn là một trong những điểm đến được du khách đưa vào danh sách các điểm tham quan tại Bình Định, bởi kiến trúc cổ kính bề thế cùng những giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc.

Đến chùa bạn không phải mất một khoản phí nào nhé, vì ở đây hoàn toàn miễn phí.

 

Chùa Thập Tháp Văn bia trong chánh điện Thập Tháp Di Đà Tự

 

Vị trí chùa Thập Tháp Di Đà

Nằm trên địa bàn thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 27km về phía Tây Bắc.

Đường đến chùa Thập Tháp cũng khá dễ dàng. Bạn đi theo quốc lộ 1A từ Quy Nhơn  theo hướng Bắc, qua khỏi thị trấn Đập Đá sẽ thấy cầu Vạn Thuận, hướng phía bên tay trái sẽ có con đường nhỏ dẫn vào chùa, bạn đi khoảng chừng 200m sẽ tới nơi.

 

Chùa Thập Tháp Thập Tháp Di Đà Tự

 

Lý giải tên gọi Chùa Thập Tháp Di Đà

Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này có 10 ngôi tháp Chăm nhưng sau đó bị sụp đổ và mất dần dấu tích. Tên “Di Đà” là danh hiệu Đức Phật giáo chũ cõi cực lạc, Di Đà ở đây còn được hiểu theo nghĩa lý tánh, bản giác của chúng sinh. Tập hợp những ý nghĩa trên, tổ đình được gọi với cái tên Thập Tháp Di Đà Tự.

 

Chùa Thập Tháp Nét cổ kính tại chùa Thập Tháp

 

Quá trình hình thành chùa Thập Tháp

Vào năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều – một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp Chăm đổ để dựng chùa. Trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại của Chùa được định hình từ đầu thế kỉ 20

Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ

 

Chùa Thập Tháp Khuôn viên chùa Thập Tháp

 

Kiến trúc của chùa Thập Tháp Di Đà

Chùa được xây dựng bằng gạch Chàm, lợp ngói âm dương có bốn vày, ba gian, hai chái với lối kiến trúc theo hình chữ khẩu, có hai lớp tường bao bọc chung quanh.

Khu vực chính của chùa gồm có 4 khu: khu chính điện, khu phương trượng, khu Tây  đường, khu Đông đường. Chùa có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng có lát gạch vuông và trồng nhiều cây xanh, cây cảnh. Trong đó, khu chính điện là khu được thiết kế tinh xảo và nổi bật nhất bởi kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất công phu với những họa tiết hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu.

 

Chùa Thập Tháp Khánh đồng trong chùa Thập Tháp

 

Khám phá khuôn viên của Chùa

Điểm ấn tượng đầu tiên khi bạn đến chùa, chính là hồ sen rộng khoảng 500m2 với mùi hương thơm ngát được thiết kế ngay trước cổng chùa. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, phía trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi.

Khi bước qua cổng chùa, bạn sẽ thấy một tấm bình phong được đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã bị mất một số họa tiết theo thời gian, mặt sau đắp nổi long mã hà đồ.

Qua một khoảng sân trời, sau tấm bình phong chính là khu chính điện của chùa theo kiến trúc kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.

 

Chùa Thập Tháp Hoa văn trên mái Thập Tháp Di Đà Tự

 

Hậu điện

Phía sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường. Các khu này nằm xung quanh một sân được rợp bóng cây xanh. Nhà phương trượng nằm đối diện với chính điện qua sân trời, được Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924. Nhà tổ của chùa Thập Tháp đặt ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, nơi đây thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, các chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.

Ngoài các kiến trúc trên, chùa Thập Tháp còn có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc đa dạng, phong phú.

 

Chùa Thập Tháp Hậu Điện ChHoa văn trên mái Thập Tháp Di Đà Tự

 

Câu chuyện ly kỳ xung quanh “Hòn đá chém” tại chùa Thập Tháp

Tương truyền, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm thành Hoàng Đế, liền mở cuộc trả thù tàn khốc.  Lúc ấy, Nguyễn Ánh chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa sẽ không trả thù, ai bị trọng tội thì hình phạt cao nhất là đày vào miền Nam khai khẩn đất mới và ai có tài sẽ được trọng dụng. Sau lần chiêu dụ này, rất đông người có quan hệ dòng tộc với nhà Tây Sơn ra trình diện.

Nhưng sau đó, Nguyễn Ánh trở mặt, mang ra chém đầu bất kể già trẻ lớn bé rồi chôn tập thể. Đao phủ của Nguyễn Ánh dùng một tảng đá đặt ngay cổng thành Hoàng Đế, kê đầu nạn nhân lên đó mà chém. Hàng trăm đầu người lăn lóc trên hòn đá này, máu tràn ra hết lớp này đến lớp khác mà đao phủ không màn đến việc lau chùi. Nỗi oan khuất và đau đớn của hàng trăm con người như đã in lặn vào tảng đá kia, vì thế mà sau khi hoàn xong nhiệm vụ hành hình, dù có bao nhiêu quân lính đi chăng nữa vẫn không thể nhích được hòn đá ra khỏi chỗ cũ đấy. Và hằng đêm, người ta vẫn hay nghe trong tảng đá đó vẳng ra tiếng vang thảm, tiếng than khóc ai oán đến đáng sợ.

 

Chùa Thập Tháp Chùa Thập Tháp

 

Mặc dù, quan lại triều Nguyễn đã lập đàn cầu siêu giải oan nhưng đâu lại vào đấy. Một ngày nọ, có vị cao tăng trụ chì chùa Thập Tháp đến, thành xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất tày trời và lấy lại sự yên bình cho người dân trong vùng. Sau một khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm kinh kệ, vị sư này xin được mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp, điều lạ thay vào lúc này chỉ cần 4 người khiêng đã di chuyển được hòn đá một cách nhẹ tênh.

Hiện hòn đá chém đang được yên vị ngay cửa chánh điện của chùa Thập Tháp, cao khoảng 0,38m, dài khoảng 1,58m, rộng 1,3m, toàn thân láng như hòn đá mài và 4 góc được đẽo 4 nét hoa văn đơn giản.

Nếu bạn chưa được nghe qua câu chuyện của hòn đá này, không ai có thể ngờ rằng trong hòn đá tưởng chừng bình thường và hiền hậu kia, lại chứa đựng biết bao nỗi oan khuất của hàng trăm mạng người trong dòng tộc Tây Sơn.

Nếu có dịp ghé thăm ngôi chùa Thập Tháp, bạn hãy dành một ít thời gian đến bên hòn đá chém này để có thế tận mắt nhìn thấy hình dáng cũng như tưởng nhớ về một thời kỳ bi hùng, bi thương của quê hương ta.

Chùa Thập Tháp được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sửa – văn hóa quốc gia

Từ trong chùa nhìn ra, với lối vào tỏa bóng mát từ cây bồ đề cổ thụ. Vào mùa hè, hồ sen phía trước chùa nở hoa rực rỡ và tỏa hương thơm ngát. Có thể nói, trong tất cả các chùa chiền ở miền Trung được xây vào thời các chúa Nguyễn thì chùa Thập Tháp Di Đà được xem là chùa tổ. Đây cũng là ngôi chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Một số điểm tham quan trên tuyến đường đến thăm chùa Thập Tháp

Trên tuyến đường đến tham quan chùa Thập Tháp, bạn có thể ghé đến một số điểm hoặc các khu du lịch tại Quy Nhơn như: thành Hoàng Đế, tháp Cánh Tiên, Chùa Nhạn Sơn, làng rèn Tây Phương Danh, làng mai Háo Đức, làng gốm Vân Sơn, Tour lặn biển Kỳ Co, biển cát Tiến, nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu… Các cung đường này bạn có thể tự di chuyển bằng xe máy hoặc xe du lịch. Các điểm tham quan đều có bảng chỉ dẫn nên rất dễ đi lại, chúc các bạn có chuyến du lịch Quy Nhơn nhiều niềm vui nhé

Câu Hỏi Thường Gặp


4 km