Ý nghĩa Long Mã Hà Đồ trong truyền thuyết

5/5 - (15040 bình chọn)

Ý nghĩa Long Mã Hà Đồ trong truyền thuyết

Long Mã là con vật thiêng trong huyền thoại và gắn liền với truyền thuyết tối cổ của nền văn minh Hoa Hạ. Nói về Long Mã Hà Đồ Tức là vào đời Phục Hy vị vua thứ nhất của thời Tam Hoàng tối cổ của Trung Quốc khi vị vua này đó có được thiên hạ thì đã có huyền thoại về con Long Mã, là đầu rồng, mình ngựa xuất hiện trên dòng sông Hoàng Hà và nó chuyên chở một đồ hình gồm có 10 đường nét, 10 đường nét cơ bản đó hình thành nên bát quái sau này”.

 

Hình ảnh Long Mã Hà Đồ

 

 

Ảnh hưởng tại Phương Đông

Ở các nước có bản sắc văn hóa Đông phương như Trung Quốc, Việt Nam, tranh tượng Long mã thường được thực hiện theo mẫu mình ngựa có vẩy rồng, đầu rồng, lưng mang bảng Bát quái Tiên thiên, thế đứng rất uy nghi, phong thái hùng dũng đang tiến về phía trước

Thực chất, Long Mã Hà Đồ là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là một linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa; cao “tám thước năm tấc, xương cổ dài, cánh bên phải nhúng xuống nước mà không ướt, trên có thánh nhân để bức cổ đồ” (Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch kinh tân khảo, Sen Vàng xuất bản, Sài Gòn, 1958, tr.41).

 

Long Mã Hà Đồ tại chùa Bà Nước Mặn – cách Quy Nhơn 25km

 

Truyền thuyết về long mã

Trong Tự điển Cao Đài, tác giả Nguyễn Văn Hồng viết: “Vào thời thượng cổ bên Tàu, đời vua Phục Hy (2852-2737 trước TL), trên sông Hoàng Hà, thình lình một trận giông lớn nổi lên, nước sông dâng cao, có nổi lên một con quái đầu rồng mình ngựa, đứng khơi khơi trên mặt nước, trên lưng có nhiều đốm đen trắng xếp theo một trật tự đặc biệt và có mang một cây bửu kiếm.

Dân chúng thấy chuyện lạ, vội cấp báo cho vua Phục Hy biết. Nhà vua liền đến nơi, đứng trên bờ sông quan sát. Vua Phục Hy là vị Thánh đế nên biết con quái ấy là con long mã, một loại thú linh hiếm có, ít khi xuất hiện. Ngài phán rằng: “Nếu phải nhà ngươi đem báu vật đến dâng cho Ta thì hãy lại đây, đến trước mặt Ta”

 

Long Mã làm từ gốm sứ

 

Sự tích Long Mã và vua Phục Hy

“Long mã như biết nghe tiếng người, từ từ đi vào bờ, đến trước mặt vua Phục Hy thì quì xuống. Vua Phục Hy thấy trên lưng Long mã có một bức đồ gồm 55 đốm, nhà vua ghi nhớ vị trí các đốm rồi gỡ lấy bửu kiếm. Xong, long mã liền trở ra khơi và đi mất.

Mực nước sông Hoàng Hà sụt xuống như cũ. Vua Phục Hy vẽ lại những đốm trên lưng long mã, tạo thành một bức đồ, đặt tên là Hà đồ. Nhà vua quan sát các chấm nầy, kết hợp với sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên trong Trời Đất, nghĩ ra cách tượng trưng Âm Dương, Ngài vẽ ra được Bát Quái đồ, gọi là Tiên Thiên Bát Quái đồ”.

 

Long Mã Trong Chùa

 

Mượn hình ảnh từ nhiều con vật

Như vậy, ngoài các điển tích trên có ghi chép lại về sự xuất hiện của Long Mã, còn lại đều chỉ là mượn hình tượng Long Mã để nói về việc đúng sai của vua Phục Hy nhìn từ đồ hình trên lưng Long Mã mà vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái. Song các tài liệu được ghi chép lại hầu như không hề có sự diễn tả rõ ràng về Long Mã, ngoài sách “Kỳ Môn Ngữ Tổng Qui” có miêu tả sơ về Long Mã, còn lại gần như chỉ biết nó là một con vật linh thiên trong truyền thuyết

 

 

Thần Quy Lạc Thư

 

Sự kết hợp giữa Rồng và Ngựa

Thông qua hình tượng long mã, người ta hiểu rằng: Rồng thường ở trên cao, khi ẩn khi hiện trong mây, vùng vẫy khắp không gian, biểu trưng cho những gì có tính chất cao thượng, mạnh mẽ, linh hoạt, thuộc Dương, và thuộc Tiên thiên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian.

Mã là ngựa, tuy không thuộc linh vật, nhưng là vật rất hữu dụng trong nhân gian, di chuyển nhanh trên mặt đất theo đường thẳng ngang, chở nặng, có sức bền bỉ, có nghĩa khí, thuộc Hậu thiên, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian.

 

Long Mã cổ xưa

 

Hình ảnh người nam nhi

Như vậy, long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân. Có lẽ, chính vì ý nghĩa đó mà Long Mã lại hay được thể hiện trong các lăng mộ

Có thể nói, long mã tiêu biểu đầy đủ các phạm trù Âm Dương, Vũ trụ, sự kết hợp của Tiên thiên-Hậu thiên, và cuộc tiến hóa của vạn vật (ngựa hóa rồng)

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh, từ lâu Long Mã được Nho giáo xem như là một hình tượng trang trí biểu hiện ước vọng về thái bình, an lạc và phát triển.

 

Xuất hiện nhiều trong dân gian

Chính vì thế, tất cả các di tích từ cung điện lăng tẩm cho đến đình miếu dân gian đều có khắc hình Long Mã phù hà đồ. Đồ hình ấy khái quát giai đoạn ban sơ của vũ trụ như vậy là tiếp nối một dòng chảy. Nó song song tồn tại bên cạnh những mô thức trang trí của Lão giáo còn có mô thức của Phật giáo. Long Mã được gửi gắm ước mơ cuộc sống thanh bình và lạc nghiệp

 

Được triều Nguyễn sử dụng

Tại đất Huế, biểu tượng long mã từ lâu đã được dùng trang trí phổ biến trên các công trình kiến trúc. Không chỉ ở đình chùa, lăng miếu mà kể cả các tư gia đều thấy có sử dụng.

Sang trọng, cầu kỳ thì đắp nổi và khảm sành sứ, thường thường thì chỉ đắp vôi vữa, hoặc đơn giản hơn chỉ là những nét họa thô mộc bằng bột màu, vôi nước… Nó không chỉ gắn với quan niệm và mong cầu sự an vui, phồn thịnh, mà có khi còn như những tác phẩm nghệ thuật nâng lên giá trị và vẻ đẹp của công trình kiến trúc.

 

Câu Hỏi Thường Gặp